"Để làm đẹp hiệu quả, Bạn không thể phó thác tất cả vào số tiền mình sẵn lòng chi ra mà còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về làn da riêng của Bạn và nổ lực của mình cho mong muốn đó."
Những trải nghiệm mà chắc ai cũng đã từng một lần…
Bạn ra tiệm mỹ phẩm và tậu cho mình một sản phẩm vài triệu đồng rồi dùng đúng hai lần.
Chủ shop tư vấn cho bạn một lọ kem dưỡng với câu nói đầy hứa hẹn “Sẽ đem lại cho em điều bất ngờ!”. Và thật bất ngờ! Làn da chẳng hề thay đổi sau khi đã sử dụng đến hết lọ.
Có lần nào, sau khi sử dụng “thần dược” mà cô bạn thân vẫn hay dùng và giới thiệu cho thì da mặt bạn trở nên dị ứng và khó chịu?
Và còn nhiều lắm những thực tế khác mà cái kết cũng vẫn chỉ có từ nghiệt ngã đến oái oăm. Bạn ơi, da chúng ta cần nhiều hơn những sản phẩm được quảng cáo với công dụng tuyệt vời kia. Không tính đến những sản phẩm kém chất lượng, thì hiệu quả của một loại skin-care phụ thuộc vào việc bạn đã sử dụng nó đúng mục đích hay chưa. Trong bài viết này, Lona Top sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về Các bước chăm sóc da cơ bản phù hợp với từng người, từng loại da khác nhau, cùng bắt đầu thôi nào!
1. Da thường
Nhiều người sẽ bối rối bởi lẽ cái tên không được rõ nghĩa như da khô, dầu hay hỗn hợp. Thực tế Da Thường là thuật ngữ để chỉ về một làn da cân bằng. Theo y học thì da thường là loại da khoẻ mạnh nhất bởi vì gần như không có nhược điểm
Một loại da rất dễ bị “ghen ăn tức ở” do những lợi điểm quá đáng giá:
Hồng hào, mềm mại, mịn màng.
Da đàn hồi và lưu thông màu tốt.
Lỗ chân lông nhỏ.
Da đều màu, không có khuyết điểm.
Ít khi bị kích ứng, nhạy cảm.
Độ ẩm ổn định.
Da thường là loại da lý tưởng mà bất cứ ai cũng khao khát được sở hữu. Có lẽ nhược điểm duy nhất của da thường là dễ gây hiểu lầm khi thấy làn da đã “tốt”. Cũng vì thế mà việc thực hiện các bước dưỡng da cơ bản thường vẫn hay bị “xem nhẹ” hơn vốn dĩ phải có. Hãy thực hiện đủ các bước chăm sóc da mặt cả ngày lẫn đêm để giữ làn da ổn định.
Hãy chọn cho da thường những sản phẩm có hoạt tính nhẹ mà hiệu quả. Đó là những sản phẩm không làm khô da hoặc khiến da trở nên bóng nhờn. Hỗ trợ tuyệt vời cho các bước dưỡng da của bạn.
2. Da dầu
Da dầu (nhờn) là loại da có nhiều dầu đặc biệt là ở vùng chữ T (trán – mũi – cằm).
Là loại da “quốc dân” của hầu hết người Việt Nam. Da dầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Thừa hưởng từ bố mẹ.
Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng: Có thể làm tăng khả năng điều tiết nhờn của da. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn giảm lượng nhờn dư thừa.
Nội tiết tố thay đổi: Các giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh của ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự điều tiết bã nhờn của da.
Căng thẳng quá mức: Cũng có thể làm rối loạn khả năng tiết nhờn. Nên hạn chế tối đa căng thẳng, ngủ đủ giấc và tránh xa thức khuya.
Chế độ chăm sóc: biết được Các bước chăm sóc da dầu đúng cách là yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát lượng dầu trên da. Hãy tìm hiểu thật kĩ để đối phó với làn da “dễ ghét” này nhé!
3. Da khô
Da khô miêu tả loại da có tuyết nhờn tiết ra ít hoặc rất ít, bề mặt khô ráp thậm chí bong tróc. Điều đó cho thấy việc thiếu dầu dẫn đến thiếu lipid duy trì độ ẩm cho da. Cũng như khả năng bảo vệ da chống lại các tác hại từ môi trường khá kém. Vùng da dễ bị tổn thương nhất thường là ở má, cằm và xung quanh mắt.
Bởi những đặc điểm đáng thương trên thì da khô cần một chế độ đãi ngộ đúng cách. Với các bước chăm sóc da khô rất đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài ra, sau khi thực hiện các bước dưỡng da cơ bản đúng cách thì da khô cần lưu ý những gì?
Hạn chế sử dụng nước nóng để rửa mặt trong thời gian dài.
Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa cồn, phẩm màu, hương liệu dễ gây kích ứng.
Không chạm trực tiếp vào các loại hoá chất như nước rửa chén, bột giặt…
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước.
Luyện tập thể thao để có làn da khoẻ mạnh từ bên trong.
4. Da hỗn hợp
Chỉ cần nghe tên bạn cũng có thể đoán ra được tính chất của loại da này rồi đúng không.
Da hỗn hợp trường hợp: bao gồm cả hai loại da, một số vùng khá khô và một số vùng khác lại có xu hướng dầu và dễ nổi mụn. Thường thì các nơi trán, mũi và cằm sẽ xuất hiện nhiều nhờn hơn các vùng khác. Hai bên vùng má có thể bị khô.
Nếu bạn có biểu hiện của da hỗn hợp thì nên ghi nhớ để chăm sóc da tốt hơn. Những lưu ý nho nhỏ dành cho da hỗn hợp:
Không chăm sóc toàn bộ da mặt theo một công thức chung bởi tính chất da hoàn toàn khác nhau.
Kem dưỡng ẩm không chứa nhiều dầu có thể được chấp nhận cho cả hai vùng da trong trường hợp bất đắc dĩ.
Dưỡng da theo các bước chăm sóc da hỗn hợp để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Thực sự chỉ với các bước dưỡng da cơ bản các bạn sẽ rất bất ngờ với kết quả sắp đạt được.
5. Da mụn
Da mụn? Chỉ đơn giản là da có mụn thôi. Nhưng lý do tại sao da có mụn thì lại không hề đơn giản đúng không nè. Thật ra cũng không quá khó để xác định nguyên nhân dẫn đến nổi mụn trên da.
Có 2 nguyên nhân khiến da bị nổi mụn:
Từ bên trong: Có thể do thay đổi hormone khi đạt tuổi dậy thì hay trong giai đoạn tiền mãn kinh. Stress hoặc do gen di truyền, chế độ ăn uống chưa lành mạnh…
Từ bên ngoài: Bụi bẩn và ánh nắng mặt trời có thể làm da mẩn cảm và nổi mụn. Khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân.
Nếu bạn đang phải hằng ngày chống chịu với những hậu quả mà mụn đem lại thì hãy làm theo 5 cách ngăn ngừa mụn sau:
Tập thói quen ăn uống hợp lý: Ăn uống là nguồn cung cấp chính cho những loại vitamin thiết yếu cho một làn da khoẻ mạnh.
Ngủ đủ giấc và ngủ sớm sẽ giúp hỗ trợ thải các chất độc tố ra ngoài, thanh lọc cơ thể.
Tập thể dục giúp làm lưu thông máu trong cơ thể và bề mặt da. Ngoài ra còn giúp bổ sung các chất chống oxy hoá. Tập thể dục khiến mồ hôi thoát ra nhiều đồng thời kéo theo những chất độc hại của cơ thể ra ngoài.
Và cuối cùng việc không thể thiếu là có các bước chăm sóc da mụn đúng cách. Chỉ với các bước dưỡng da cơ bản, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một vẻ ngoài hoàn toàn lột xác.
6. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm là làn da dễ bị các hiện tượng châm chích, bỏng rát, đỏ và căng. Một vài nguyên nhân dẫn đến nhạy cảm cho da:
“Hàng rào bảo vệ” da không hoạt động đúng cách khiến độ ẩm bị thoát ra ngoài tầm kiểm soát. Gây ra khô da và từ đó da trở nên nhạy cảm hơn.
Phản ứng hoá học với một số chất tẩy rửa, vệ sinh, mỹ phẩm… sử dụng hằng ngày. Tiếp xúc lâu ngày và tích tụ dần làm hỏng da.
Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh cũng là một nguyên nhân khiến da nhạy cảm hơn.
Một vài dấu hiệu của da nhạy cảm:
Phát ban, nổi da gà.
Da có xu hướng dễ ửng đỏ.
Thường xuyên bị kích ứng, cảm giác ngứa, châm chích.
Nổi mụn khắp mặt.
Da nhạy cảm – đương nhiên cũng rất dễ “nhạy cảm” với một thành phần trong các sản phẩm dưỡng da. Vì vậy cần có các bước chăm sóc da nhạy cảm đúng cách cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích, chăm tập luyện thể dục thể thao để có một làn da khoẻ mạnh.
7. Da nám
Nám da (tàn nhang) là tình trạng một số vùng da như mùi, gò má, trán hay cằm xuất hiện các chấm màu vàng hoặc nâu. Hiện có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da có thể kể đến như:
Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc người thân của bạn bị nám da thì cũng có thể bạn sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Thay đổi nội tiết tố: Các giai đoạn như mang thai, sinh nở, mãn kinh… có thể làm gia tăng rối loạn trong việc sản sinh melanin khiến da có các đốm tàn nhang.
Thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc cũng là một thực tế mà nhiều người dù biết nhưng vẫn hay mắc phải.
Khác với một số một số nhà làm thời trang vốn dĩ coi tàn nhang như một “khuyết điểm hoàn hảo”. Thậm chí còn có kiểu trang điểm chấm tàn nhang một cách có chủ ý. Thì cũng không nhiều người chấp nhận được những đốm tàn nhang xấu xí. Nhưng các bạn yên tâm nếu làn da của bạn hiện đang trong tình trạng lấm tấm này. Vì với các bước chăm sóc da nám hiệu quả có thể giúp bạn tiêu diệt những đốm nâu đáng ghét đó.
8. Da lão hoá
Bạn có thể nhìn thấy những nếp nhăn, đốm đồi mồi và tình trạng khô da xuất hiện dần khi bắt đầu bước vào độ tuổi tứ tuần. Bề mặt biểu bì trở nên mỏng hơn và chất béo trong da cũng giảm đi đáng kể. Làn da sẽ thay đổi khi chúng ta già đi, đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, lão hoá da cũng có thể đến sớm hơn bạn tưởng vì sự thiếu cẩn thận trong quá trình chăm sóc. Những nguyên nhân thường dẫn đến lão hoá sớm có thể kể đến như:
Ánh nắng mặt trời.
Hút thuốc, sử dụng rượu, bia.
Ăn uống thiếu chất, ăn nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế khác.
Vì vậy bạn cần có các bước chăm sóc da lão hóa đúng chuẩn để níu kéo lại nét đẹp thanh xuân. Đừng bao giờ để việc thực hiện các bước dưỡng da mặt lão hoá trở nên quá muộn!
9. Các bước dưỡng da mặt cho mẹ bầu
Từ xưa đến nay, mẹ bầu vẫn luôn là một “báu vật” cần được nâng niu. Bởi khi mang thai thì bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng dễ trở nên nhạy cảm. Và làn da thì cũng không nằm trong danh sách ngoại lệ. Vốn hiểu được cơ thể của phụ nữ mang thai xuất hiện những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài. Việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da và các bước chăm sóc da cơ bản cho mẹ bầu cũng vì thế mà khó khăn hơn gấp bội phần.
Nhưng các bạn đừng lo, vì Lona hiểu được tâm lý đó và đã chọn ra hẳn một danh sách các mỹ phẩm dưỡng da cho bà bầu. Được chiết xuất 100% từ thiên nhiên và không chứa chất cấm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Không lo da dẻ trở nên xuống sắc mà vẫn có thể mẹ tròn con vuông, vẹn đôi đường rồi.
Hy vọng qua bài viết đã có thể cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết về các bước dưỡng da cơ bản đã được chia thành rất nhiều loại. Nếu có thêm thắc mắc hãy liên hệ với Lona Home Spa để được tận tình tư vấn chăm sóc nhé!
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
Tẩy trang da mặt có cần thiết không? Tẩy trang thế nào cho đúng cách?
Sữa rửa mặt – Bước chăm sóc đầu tiên quan trọng cho mọi làn da!
Kem dưỡng da– người bạn đồng hành không thể thiếu của phụ nữ hiện đại
Kem chống nắng – “Hiệp sĩ vô hình” bảo vệ làn da bạn mỗi ngày!