Hiển thị tất cả 19 kết quả
1. ĐẶC ĐIỂM DA BẠN
Thuộc loại da OSNT, vấn đề lớn nhất của bạn là chứng đỏ bừng mặt – điều khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Khuôn mặt bạn luôn để lộ bí mật của bạn, và bạn chỉ có thể học cách giải quyết nó bằng việc thư giãn, làm những việc mang lại cho bạn sự bình tĩnh, tránh những thành phần và sản phẩm gây kích thích hay viêm. Bạn không cần lo lắng vì da bạn không mỏng. Bạn có thể bị bệnh trứng cá đỏ – một vấn đề da liễu thường gặp ở người OSNT.
Trứng Cá Đỏ:
Da OSNT là môi trường hoàn hảo cho trứng cá đỏ. Trứng cá đỏ thực ra là tập hợp các triệu chứng mà bạn có thể biết rõ, việc nhận ra và điều trị sớm để làm chậm tiến trình của bệnh là vô cùng quan trọng. Bằng việc xác định triệu chứng nào làm mình khó chịu, bạn có thể kiềm chế hoặc loại bỏ chúng và phòng các triệu chứng của giai đoạn sau.
Cơn đỏ bừng mặt xảy ra như thế nào?
Đầu tiên, ở loại da nhạy cảm, những mạch máu bị giãn hơn do tăng độ nhạy cảm với các chất dẫn truyền thần kinh (giống với nội tiết).
Thứ hai, người có da OSNT là da trắng nên biểu hiện đỏ mặt do giãn mạch máu thường rõ hơn ở người da màu. Qua thời gian, những mạch máu dần mất khả năng co lại kích thước bình thường và chúng bị giãn ra mãi mãi. Lúc này, mạch máu màu xanh hoặc đỏ nổi rõ trên mặt bạn như mạng nhện.
Bệnh trứng cá đỏ là gì?
Bốn triệu chứng thường gặp của trứng cá đỏ:
1. Da mặt thường xuyên đỏ hoặc những cơn đỏ bừng mặt
2. Trứng cá, những nốt sần, mụn mủ
3. Mạch máu trên mặt nổi rõ
4. Tuyến tiết dầu (tuyến bã) to ra làm mũi to và đỏ.
Bạn có thể có một hoặc vài triệu chứng xảy ra đồng thời. Mỗi triệu chứng cần một phương pháp điều trị riêng. Nhưng có một triệu chứng không có nghĩa là bạn sẽ có những triệu chứng còn lại. Nếu bạn bị bất kỳ triệu chứng nào, tốt hơn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay, vì điều trị sớm sẽ phòng việc trứng cá đỏ phát triển sang giai đoạn sau.
Các bác sĩ tin rằng khi đã có một triệu chứng nào đó, tất sẽ dẫn tới các triệu chứng khác. Ví dụ, cơn đỏ bừng mặt xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến mạch máu bị giãn vỡ – tình trạng khiến nhiều người than phiền là: “Tôi trông như kẻ say rượu vậy”.
Nếu bạn là OSNT da màu hoặc da đen, cũng bị nóng da hoặc tê buốt nhưng không bị cơn đỏ bừng mặt hoặc các mạch máu giãn không nổi trên mặt, bạn sẽ thấy chế độ chăm sóc da hàng ngày và những hướng dẫn thói quen sống mà Baumann giới thiệu giúp ích cho mình.
Nếu bạn là người châu Á và kết quả trắc nghiệm cho thấy bạn thuộc loại da OSNT, bạn nên kiểm tra lại câu trả lời một lần nữa, bởi có một điều đặc biệt hay gặp ở người châu Á có thể làm sai lệch điểm số. Nhiều người châu Á thiếu enzyme phân hủy rượu, nên thường đỏ bừng mặt khi uống đồ có cồn. Do đó, nếu bạn là người châu Á và bạn chỉ bị đỏ bừng mặt khi uống rượu thì có thể bạn không phải là một OSNT thực thụ. Hầu hết người châu Á rơi vào loại da nhiễm sắc tố với nỗi lo về vết đen nhiều hơn là nếp nhăn.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể bị một (hoặc nhiều) vấn đề về viêm da như: trứng cá đỏ, trứng cá, dị ứng da, nóng da khi phản ứng với vài thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da.
Nếu bạn có ba triệu chứng: trứng cá nghiêm trọng, trên mặt có quá nhiều lông và kinh nguyệt không đều, bạn đang bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu bạn gặp khó khăn trong điều trị trứng cá và có hai triệu chứng còn lại, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa.
2. BIỂU HIỆN TRÊN DA BẠN
Với da OSNT, bạn có thể có những hiện tượng sau:
• Đỏ da mặt và cơn đỏ bừng mặt
• Mụn
• Da dầu
• Những đám hồng
• Những cục bướu nhỏ gồ cao bị lõm ở giữa có màu vàng hoặc cùng màu da (là những tuyến tiết dầu to ra, còn gọi là phì đại tuyến bã)
• Trứng cá, nóng da, đỏ da hoặc tê buốt khi phản ứng với nhiều sản phẩm
• Nổi ban hoặc có những đám vảy màu hồng, đặc biệt ở xung quanh mũi
• Khó rám nắng, thường xuyên bị cháy nắng
• Nổi rõ mạch máu xanh, đỏ trên mặt
Trứng cá đỏ và các triệu chứng giống trứng cá đỏ thường gây khó chịu và làm bạn lúng túng. Chúng hay xuất hiện ở người có loại da dầu – nhạy cảm, tuy nhiên có thể phòng và điều trị được. Hơn nữa, da mặt đỏ không phải lúc nào cũng do trứng cá đỏ. Ví dụ, một số người có da nhạy cảm dị ứng với các chất hóa học thô. Họ dị ứng với nikel trong sơn móng tay.
3. VẤN ĐỀ LÃO HÓA CỦA DA BẠN
Nội tiết điều hòa việc sản xuất dầu (bã nhờn) của da. Trong cuộc đời, đỉnh cao đầu tiên của sản xuất dầu là lúc sơ sinh, tiếp đó là độ tuổi 9-17 (những năm bị trứng cá). Về sau, việc sản xuất dầu trở lại bình thường ở tuổi trưởng thành. Ở phụ nữ, tiết bã nhờn giảm xuống ở thời kỳ mãn kinh. Ở nam giới, điều này không giảm cho đến tuổi 80. Nói cách khác, tình trạng da dầu ở người OSNT sẽ cải thiện theo thời gian (ở phụ nữ sớm hơn ở nam giới). Khi bạn già đi, trứng cá do nguyên nhân da quá nhiều dầu thường giảm xuống. Cuối cùng, đến giai đoạn mãn kinh thì mọi chuyện có vẻ khá hơn. Tuy nhiên, phụ nữ chưa thoát khỏi nguy hiểm bởi những nguồn ánh sáng nóng mà họ tiếp xúc có thể khiến gia tăng cơn đỏ bừng mặt – mối lo ngại lớn nhất của họ.
Để phòng và giảm những dấu hiệu lão hóa, nhiều người dùng kem chống lão hóa, nhưng người có da OSNT nên tránh loại sản phẩm này. Bạn không cần chúng, các axit trái cây cũng như các thành phần khác trong các kem này có thể gây kích ứng da bạn. Việc tẩy tế bào chết tốt cho các loại da khác nhưng với loại da này thì không. Cách tốt nhất để phòng lão hóa là thường xuyên sử dụng sản phẩm chống nắng và chất chống viêm trong chế độ chăm sóc da hàng ngày, cùng với chế độ ăn hợp lý.
Dù bạn có tin hay không thì OSNT là loại da tuyệt vời. Khi những người thuộc các loại da khác phải vật lộn để giảm thiểu những dấu hiệu lão hóa, thì bạn soi gương và hài lòng với vẻ mặt trẻ trung của mình. Một trong những ưu điểm lớn nhất của OSNT là da bạn hiếm khi bị nhăn hay có vết đen – những vấn đề khiến da của nhiều người trở nên xấu xí.
4. UNG THƯ TẾ BÀO KHÔNG SẮC TỐ
Người OSNT da trắng với tiền sử phơi nắng quá mức có nguy cơ bị ung thư tế bào không sắc tố. Dù bạn ít bị nếp nhăn và những vết đen, nhưng bạn vẫn nên dùng sản phẩm chống nắng thường xuyên để phòng ung thư da.
Làm thế nào để nhận biết ung thư tế bào không sắc tố?
Có hai loại ung thư tế bào không sắc tố, hãy chắc chắn rằng bạn tự kiểm tra cả hai loại này thường xuyên.
1. Ung thư tế bào vảy (SCC): SCC thường xuất hiện dưới dạng các vệt màu đỏ lan rộng tại các vùng tiếp xúc với ánh nắng như mặt, tai, ngực, tay, chân và lưng. Nó có vẻ giống như khi vết thương đóng vảy, nhưng điều khác biệt là nó không lành được. Một vệt SCC có thể bị bao bọc bởi một lớp vảy trắng như mụn cóc. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu có những vệt da như mô tả phía trên kéo dài ba tháng hoặc hơn.
2. Ung thư tế bào đáy (BCC): đó là những cục u màu trắng, bóng như những hạt ngọc trai. Chúng thường xuất hiện trên một vùng da nổi lên. Ngoài ra, xung quanh nó có thể có những mạch máu nhỏ. BCC có thể xuất hiện đột ngột và trông giống như một vết sẹo dù bạn không bị xước xát gì.
Lưu ý của Baumann: Tiết kiệm tiền với mỹ phẩm nhưng không được bủn xỉn với sản phẩm chống nắng.
5. CHĂM SÓC DA HÀNG NGÀY
Những mối quan tâm chính của bạn bao gồm: dầu, đỏ da mặt và viêm cùng với khuynh hướng phát triển hiện tượng giãn vỡ mạch máu. Vì vậy, bạn cần những sản phẩm không gây kích ứng mà kiềm chế được trứng cá và đỏ da. Khi thử những sản phẩm được dán nhãn “dùng cho da nhạy cảm”, bạn có thể thấy chúng vẫn gây kích thích hoặc làm da nhờn vì những sản phẩm này thích hợp hơn với da khô.
Baumann cung cấp ba chế độ chăm sóc da khác nhau. Nếu bạn bị đỏ da mặt, mụn, tê buốt da, nổi ban hoặc đang bị trứng cá đỏ, hãy sử dụng chế độ đầu tiên. Bạn nên sử dụng chế độ thứ hai khi đang bị trứng cá và chế độ thứ ba ‒ chế độ duy trì ‒ khi các vấn đề trên đã được giải quyết. Tiếp theo, bạn có thể chọn những sản phẩm bạn cần từ các danh mục được giới thiệu trong chương.
Nếu sau khoảng 6 tuần làm theo những chế độ này mà bạn thấy cần thêm sự giúp đỡ, hãy đến gặp bác sĩ da liễu.
CHẾ ĐỘ DÀNH CHO DA BỊ TRỨNG CÁ ĐỎ VÀ ĐỎ DA
* Chăm Sóc Da Buổi Sáng
– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
– Bước 2: Bôi gel hoặc lotion chống viêm.
– Bước 3: Bôi sản phẩm kiềm chế dầu (không bắt buộc).
– Bước 4: Bôi sản phẩm chống nắng.
– Bước 5: Dùng kem nền không dầu hoặc phấn phủ chứa chất chống nắng.
Buổi sáng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt và bôi gel hoặc lotion chống viêm.
Nếu da bạn rất dầu, bạn có thể bôi sản phẩm giúp kiềm dầu trước khi dùng sản phẩm chống nắng và trang điểm.
* Chăm Sóc Da Buổi Tối
– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
– Bước 2: Bôi sản phẩm chống viêm.
Buổi tối, rửa mặt bằng sữa rửa mặt, nhẹ nhàng tẩy sạch lớp trang điểm.
Sau đó, bôi gel hoặc lotion buổi tối chứa thành phần chống viêm. Nên dùng mặt nạ chống viêm khi da đang bị nhiều trứng cá hoặc đỏ da, và dùng gel hoặc lotion chống viêm để duy trì khi da đã dịu đi. Nếu da bạn ít dầu thì dạng lotion sẽ tốt hơn gel, còn OSNT với làn da nhiều dầu thì dùng dạng gel tốt hơn.
CHẾ ĐỘ DÀNH CHO DA BỊ TRỨNG CÁ
* Chăm Sóc Da Buổi Sáng
Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
Bước 2: Bôi sản phẩm trị mụn.
Bước 3: Bôi sản phẩm kiềm chế dầu.
Bước 4: Bôi kem nền không dầu hoặc phấn phủ chứa chất chống nắng.
Buổi sáng, bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt và sử dụng kem trị mụn nếu cần.
Sau đó, bôi sản phẩm kiềm dầu trước khi dùng sản phẩm chống nắng và trang điểm. Hãy luôn nhớ sử dụng sản phẩm chống nắng.
* Chăm Sóc Da Buổi Tối
– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
– Bước 2: Bôi gel chống viêm.
– Bước 4: Bôi dưỡng ẩm (nếu da có cảm giác khô).
Buổi tối, dùng sữa rửa mặt để nhẹ nhàng làm sạch lớp trang điểm.
Sau đó, đắp mặt nạ dùng cho buổi tối, hay dùng lotion hoặc gel chứa thành phần chống viêm. Bạn nên dùng mặt nạ khi da đang bị nhiều trứng cá hoặc đỏ da, có thể dùng serum chống viêm để duy trì khi da đã dịu đi. Nếu da bạn là da hỗn hợp nhẹ, serum là sự lựa chọn tốt hơn vì mặt nạ có thể làm da quá khô. Với OSNT có làn da nhiều dầu, serum và mặt nạ đều tốt.
CHẾ ĐỘ DUY TRÌ KHI TRỨNG CÁ VÀ ĐỎ DA ĐÃ ĐƯỢC KIỀM CHẾ
* Chăm Sóc Da Buổi Sáng
– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
– Bước 2: Bôi sản phẩm kiềm chế dầu.
– Bước 3: Bôi kem nền không chứa dầu hoặc phấn phủ chứa chất chống nắng.
Buổi sáng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt và bôi sản phẩm kiềm dầu trước khi dùng kem chống nắng và trang điểm.
* Chăm Sóc Da Buổi Tối
– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.
– Bước 2: Bôi gel chống viêm.
– Bước 3: Bôi sản phẩm retinol.
– Bước 4: Bôi sản phẩm dưỡng ẩm nếu da có cảm giác khô.
Buổi tối, dùng sản phẩm rửa để nhẹ nhàng rửa sạch lớp trang điểm.
Sau đó đắp mặt nạ dùng cho buổi tối, dùng lotion hoặc gel chứa thành phần chống viêm. Đợi ba đến năm phút, sau đó dùng sản phẩm chứa retinol. Tiếp theo, bạn có thể dùng sản phẩm dưỡng ẩm nếu da có cảm giác khô hoặc hỗn hợp nhẹ.
Sữa rửa mặt
Baumann khuyên dùng sữa rửa mặt chứa thành phần chống viêm và làm giảm bớt dầu trên bề mặt da. Sản phẩm chứa axit salicylic, sulfacetamide hoặc lưu huỳnh là sự lựa chọn tốt.
Toner
Hầu hết OSNT không cần toner vì chúng có thể khiến cơn đỏ bừng mặt hoặc đỏ da nặng thêm do thường chứa các thành phần (như menthol) có thể gây ra cơn đỏ bừng mặt. Người bị trứng cá đỏ nặng nên tránh hoàn toàn toner. Tuy nhiên, nếu thích dùng toner, bạn nên chọn sản phẩm chứa các thành phần chống viêm như witch hazel.
Loại da OSNT có khuynh hướng trứng cá
Nếu bị trứng cá và rất ít bị cơn đỏ bừng mặt hoặc đỏ da, bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa benzoyl peroxide.
Loại da OSNT có khuynh hướng bị cơn đỏ bừng mặt và đỏ da
OSNT bị cơn đỏ bừng mặt và đỏ da có thể không chịu được sản phẩm chứa benzoyl peroxide nồng độ cao. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sản phẩm chứa licochalone, feverfew và các thành phần chống viêm khác.
Sản phẩm dưỡng ẩm
Vì da của bạn đã có dầu tự nhiên nên sản phẩm dưỡng ẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông và làm tăng dầu. Tuy nhiên, nếu bạn có da dàu nhẹ bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ chứa các thành phần kiềm chế viêm và trứng cá. Nhưng bạn chỉ nên bôi chúng lên vùng da khô.
Tẩy da chết
Hãy thảo luận với bác sĩ da liễu hoặc chuyên viên chăm sóc sắc đẹp để biết liệu bạn có nên tẩy da chết hay không. Nếu được khuyên dùng, hãy tìm loại tẩy da chết chứa thành phần chống viêm như lưu huỳnh hoặc axit salicylic.
Mặt nạ
Mặt nạ rất hữu ích khi da bạn đặc biệt dầu. Bạn có thể dùng mặt nạ trước khi tham gia một sự kiện quan trọng, hoặc thậm chí dùng hàng ngày, không có tác hại gì nếu dùng nó thường xuyên.
Tẩy tế bào chết (exfoliation)
OSNT nên tránh tẩy tế bào chết vì lột da mạnh có thể dẫn đến viêm. Càng điều trị nhẹ nhàng càng tốt, chỉ dùng khăn mềm để rửa mặt, tránh bất kỳ sản phẩm rửa mặt thô như khăn mặt dùng một lần và các giấy rửa mặt thô ráp. Những sản phẩm này sẽ gây mài mòn da, không thích hợp với da của bạn.
Chống nắng cho da bạn
Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên bôi sản phẩm chống nắng sau khi đã rửa mặt để giảm dầu trên bề mặt da. Sản phẩm chống nắng dạng lotion hoặc gel tốt hơn dạng kem.
Bôi sản phẩm chống nắng kể cả khi đã dùng mỹ phẩm có chứa chất chống nắng (kem nền hoặc phấn phủ). Bôi đều lên cả mặt, cổ, ngực và bôi lại sau sáu giờ hoặc từng giờ nếu bạn ở ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Chú ý rằng những thành phần chống nắng cần tránh dưới đây chỉ áp dụng cho người nhạy cảm với chất chống nắng.
THÀNH PHẦN CHỐNG NẮNG CẦN TRÁNH
Khi bạn nhảy cảm với chất chống nắng:
Avobenzone
Benzonphenone
Butyl Methoxydibenzoylmethane
Isopropyldibenzoylmethane sulfonic acid
Octyl methoxycinnamate
Para-amenobenzoic acid (PABA)
Phenylbenzimidazole
Methylbenzylidene Camphor
Trang điểm
Sản phẩm trang điểm chứa các thành phần làm giảm, điều trị hoặc che phủ các vấn đề về da sẽ giúp ích cho bạn. Tùy thuộc vấn đề nào cần quan tâm hơn, bạn có thể có nhiều lựa chọn.
Đối với hiện tượng đỏ da quanh vùng mắt, hãy sử dụng sản phẩm che khuyết điểm dưới mắt chứa các thành phần chống. Những người có da nhiều dầu thích phấn phủ hơn kem nền, trong khi những người có da ít dầu hơn có thể thích kem nền hơn. Với trứng cá hoặc trứng cá đỏ, tìm kem nền và phấn phủ chứa axit.
Thông thường, OSNT sử dụng phấn phủ sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt khi bạn có trứng cá. Nếu bạn cần che cơn đỏ bừng mặt hoặc những khuyết điểm, chọn kem nền không chứa dầu màu vàng hoặc tím để che đỏ da. Nếu da bạn nhiều dầu, bạn có thể thấy sản phẩm này quá dầu, nếu là da dầu nhẹ, bạn sẽ thích dùng nó.
Nếu có vấn đề đỏ mí mắt, tránh dùng phấn mắt dạng nhũ, bóng. Vì các thành phần giúp những sản phẩm đó long lanh hơn có thể gây kích thích da. Phấn mắt và phấn má hồng dạng bột tốt hơn dạng kem, vì kem có thể bị chảy khi dùng trên da dầu.
6. CHỌN MUA SẢN PHẨM
Sản phẩm chăm sóc da bạn được khuyên dùng chứa các thành phần chống viêm để làm dịu cơn đỏ da. Mở rộng lựa chọn bằng việc đọc các thành phần trên nhãn để bổ sung những sản phẩm chứa các thành phần có ích và tránh sản phẩm chứa các thành phần có thể gây viêm, kích thích hoặc dầu.
THÀNH PHẦN CHĂM SÓC DA
Aloe vera
Chamomile
Cucumber (dưa leo)
Dexpanthenol (pro-hydroxy acid, hay BHA)
Feverfew
Glycyrhira (licorice extract)
Licohalone
Niacinamide
Salicylic acid (beta vitamin B5)
Tea tree oil (dầu trà)
Zinc
THÀNH PHẦN CẦN TRÁNH
Acetic acid
Allantoin (dầu dừa)
DMAE
Isopropyl isotearate
Isopropyl myritate
Lactic acid
Menthol
Cinnamon oil
Cocoa butter
Cocos nucifera
Alpha lipoic acid
Balsam of Peru
Benzoic acid
Camphor
Cinnamic acid
Parabens
Peppermint oil
Quaternium-15
CÁC LIỆU PHÁP DÀNH CHO LÀN DA CỦA BẠN:
Tình trạng da hiện tại của bạn có thể thuộc trường hợp nhạy cảm hoặc nhạy cảm đi kèm mụn các mức độ. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn cải thiện tình trạng nhạy cảm của da bạn trước tiên để đưa da về trạng thái khỏe mạnh hơn. LIệu trình thải độc da có thể sẽ phù hợp với bạn (điều này còn phụ thuộc vào kết quả soi da thực tế xem nguyên nhân gây nhạy cảm da của bạn là gì để có giải pháp chi tiết hơn). Hoặc nếu bạn đang có vấn đề về mụn thì liệu trình Trị mụn nâng cao và trị mụn tầng sâu là cần thiết cho bạn lúc này.