"Để làm đẹp hiệu quả, Bạn không thể phó thác tất cả vào số tiền mình sẵn lòng chi ra mà còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về làn da riêng của Bạn và nổ lực của mình cho mong muốn đó."
TỰ ĐIỂN
Hiển thị 1–24 của 29 kết quả
Giữ mãi làn da trẻ trung luôn là ao ước của không biết bao nhiêu chị em phụ nữ. Có rất nhiều cách để chị em làm chậm quá trình lão hóa làn da của mình. Chẳng hạn như dùng mỹ phẩm, giữ chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh. Trong số những cách kể trên thì sử dụng mỹ phẩm được xem là có triển vọng nhất. Những năm gần đây, Peptide được đánh giá là phù hợp với các vấn đề của da lão hóa. Nếu muốn biết Peptide trong mỹ phẩm là gì thì mời bạn đọc bài viết này nhé. Bài viết sẽ cung cấp thông tin sau:
Peptide là một hợp chất hữu cơ gồm nhiều axit amin liên kết với nhau tạo thành một chuỗi. Peptide và protein đều được cấu tạo từ các axit amin. Về cơ bản, protein chính là một Peptide với kích thước lớn. Protein đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể con người. Mà nó còn là một trong những thành phần của da. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Peptide có tác động tích cực đến việc làm chậm quá trình lão hóa da. Do đó không có gì ngạc nhiên khi người ta lại ứng dụng thành phần này trong mỹ phẩm.
Về lịch sử của Peptide trong mỹ phẩm, thành phần này được sử dụng lần đầu vào năm 1973. Kể từ những năm 2000, người ta đã có thể tổng hợp được nhiều loại Peptide ngắn, ổn định. Chúng có tiềm năng ứng dụng để cải thiện tình trạng lão hóa da, làm lành vết thương và tăng sinh collagen. Cũng từ lúc đó, Peptide được sử dụng trong ngành mỹ phẩm ngày càng phổ biến.
Peptide trong mỹ phẩm có rất nhiều phân loại. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến ba loại phổ biến nhất. Đó là Peptide nhận tín hiệu (signal Peptide), Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter-affecting Peptide) và cuối cùng là Peptide vận chuyển (carrier Peptide).
Đầu tiên hãy bắt đầu tìm hiểu về loại Peptide đầu tiên – Peptide nhận tín hiệu. Tên của loại Peptide này xuất phát từ khả năng tạo ra tín hiệu hoặc bắt chước tín hiệu xảy ra trong quá trình tổng hợp protein nền ngoại bào (ECM). Vì vậy, quá trình sản xuất collagen, elastin, proteoglycan, glycosaminoglycan và fibronectin (đây là các thành phần của chất nền ngoại bào) sẽ tăng lên. Kết quả là, sắc tố của da bị tổn thương và các nếp nhăn sẽ giảm đi cùng với sự tái tạo của các tế bào da. Bên cạnh đó, độ đàn hồi của da cũng sẽ tăng lên, da mịn màng và săn chắc hơn. Đây là một trong những loại Peptide được dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Tiếp theo, hãy nói về Peptide với cái tên khá dài – Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh. Chắc hẳn bạn cũng có thể đoán được phần nào về cách hoạt động của nó qua cái tên này. Đúng như tên gọi của mình, loại Peptide này có vai trò ức chế hoạt động của một số tế bào thân kinh. Nhờ vào tác động này, các cơ trên mặt sẽ giãn ra làm cho nếp nhăn cũng sẽ giảm theo.
Loại Peptide này có chức năng vận chuyển các nguyên tố thiết yếu trong cơ thể con người như đồng (Cu) hoặc mangan (Mn) đi từ tế bào này đến tế bào khác. Các nguyên tố này lại rất cần thiết cho sự làm lành vết thương và sản xuất enzyme.
Peptide là một chuỗi các axit amin đóng vai trò trong việc tạo nên một số loại protein cần thiết nhất định của da. Cụ thể hơn, Peptide là thành phần tạo nên collagen. Từ đó có thể suy ra, bổ sung Peptide thì có thể tăng sinh collagen. Nhiều collagen nghĩa là da sẽ săn chắc, trẻ trung hơn. Mặc dù cơ thể người có thể tự sản sinh collagen nhưng khi càng lớn tuổi thì quá trình này bị suy giảm và không còn cung cấp đủ cho làn da của chúng ta. Điều đó dẫn đến việc hình thành nếp nhăn và da bị thâm sạm.
Không một ai muốn có một làn da nhăn nheo, lão hóa hết. Thế nên người ta mới tìm cách bổ sung collagen cho da. Tuy nhiên, các phân tử collagen lại quá to để có thể thẩm thấu qua da. Vì vậy, bổ sung collagen qua con đường thực phẩm là giải pháp duy nhất. Nhưng Peptide thì khác, Peptide có thể thẩm thấu qua da. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành collagen.
Cho nên, sử dụng Peptide trong mỹ phẩm sẽ đem đến những tác dụng sau đây:
Bạn nên chọn các sản phẩm dạng serum hoặc kem dưỡng nhé. Peptide trong mỹ phẩm dạng sữa rửa mặt sẽ không cho hiệu quả cao. Chúng chỉ ở trên da mặt trong vài phút nên sẽ không đủ thời gian để Peptide phát huy tác dụng. Bạn có thể tham khảo Peptide Booster của hãng Paula’s Choice hoặc những bộ kit Peptide cho người bắt đầu được chọn lựa bởi các chuyên gia của Lona.vn nhé.
Tiếp theo, bạn nên cân nhắc lựa chọn những thành phần nào sử dụng chung với Peptide và những thành phần nào không nên kết hợp với Peptide. Peptide có thể hoạt động tốt khi kết hợp song song với niacinamide, với vitamin C, các chất chống oxy hóa và hyaluronic axit. Khi đang sử dụng Peptide thì bạn không nên dùng chung với AHA (alpha hydroxy axit). Hai chất này dùng chung với nhau sẽ làm giảm tác dụng của Peptide.
Hạn chế đầu tiên phải kể đến là về giá thành sản phẩm. Không thể phủ nhận là giá của các loại mỹ phẩm chứa Peptide cao hơn giá của các sản phẩm mỹ phẩm chứa các thành phần có công dụng tương tự. Điều này chắc hẳn sẽ làm nhiều khách hàng cân nhắc nhiều trước khi chọn cho mình một sản phẩm có chứa Peptide.
Một điều mà bạn cần cân nhắc kỹ đó là những tranh cãi xung quanh tác dụng của Peptide. Mặc dù giá thành cao là vậy những tác dụng hạn chế lão hóa của Peptide vẫn chưa thực sự được chứng minh rõ ràng. Từ khi được đưa vào sử dụng trong mỹ phẩm đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra công dụng của Peptide. Tuy nhiên các kết quả này vẫn không đủ để kết luận về hiệu quả của việc sử dụng Peptide.
Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh việc sử dụng Peptide trong mỹ phẩm nhưng điều đó không có nghĩa sử dụng Peptide là vô ích. Tùy vào nhu cầu của bản thân, quyết định có sử dụng hay không là tùy bạn. Lona hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định. Trên đây chỉ là những thông tin tổng quan nhất về Peptide thôi. Chat với chúng tôi nếu bạn còn có những thắc mắc khác. Đội ngũ chuyên gia đến từ Lona luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.